XÂY NHÀ - MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÍ NỀN ĐẤT YẾU

XÂY NHÀ - MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÍ NỀN ĐẤT YẾU

Hỗ trợ trực tuyến

TƯ VẤN

Hotline:0978866511

Ks.ĐỒNG KIM KHÁNH

Hotline:0908327229

Kiến trúc nổi bật

    MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÍ NỀN ĐẤT YẾU

  • Địa chỉ:
  • Diện tích:
  • Mô tả: Mục đích của các giải pháp xử lý nền để nhằm cải thiện thành phần, trạng thái, và từ đó làm cho các tính chất cơ lý của đất nền đáp ứng được các yêu cầu về xây dựng

XÂY NHÀ - MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÍ NỀN ĐẤT YẾU

 

XÂY NHÀ,SỬA NHÀ,THIẾT KẾ NHÀ Ở


 

 

1) Khi xây dựng công trình trên nền đất yếu,thường không thể dùng nền thiên nhiên được,vì hai trạng thái giới hạn của nền đều không thoả mãn: độ lún của móng lớn hơn độ lún cho phép, khả năng chịu tải của nền cũng không đảm bảo.Cần phải áp dụng các giải pháp xử lý nền hoặc móng,có khi phải tăng cường cả kết cấu bên trên

 

Theo bản chất, có thể chia các giải pháp xử lý nền thành ba nhóm: cơ học, vật lý và hoá học.
 

+ Các phương pháp cơ học ba gồm: đầm chặt (nông, sâu), nén rung, thay thế đất yếu bằng vật lệu bền hơn (đệm cát, sỏi, đất...) nén sâu bằng cọc cát, cọc tre, cọc vôi, trụ đá balat,năng lượng nổ v.v...
 

+ Các phương pháp vật lý, với mục đích là tạo điều kiện để cho đất được nén chặt
trước, bao gồm: hạ thấp mực nước ngầm và thoát nước thẳng đứng cho đất nền, chất tải trước, xử lý bằng điện thẩm v.v...

 

+ Các phương pháp hoá học còn gọi là hoá - lý bao gồm: phụt xi măng, phụt silicat,điện hoá, gia cố bằng phụt nhựa tổng hợp, phụt sét và bitum v.v...

+ Những giải pháp xử lý móng bao gồm: sử dụng móng cọc các loại, giếng chìm và các kiểu móng sâu khác.

+Những biện pháp xử lý, tăng cường phần kết cấu bên trên của công trình thường là: chọn kiểu kết cấu ít nhạy lún, làm khe lún, đai bê tông cốt thép; dành sẵn độ cao dự trữ bằng độ lún dự kiến; lựa chọn độ sâu đặt móng và kích thước móng thích hợp; thay vật liệu; ngăn ngừa nước dâng theo các khe hở mao dẫn trong đất; quy định nghiêm ngặt trình tự đào đắp,xây lắp.

 

* Chúng tôi chỉ đề cập đến một số giải pháp xử lý nền,và cũng chỉ nêu vắn tắt những vấn đề chính về một số giải pháp được áp dụng nhiều trong thực tiễn xây dựng ở Việt nam.Mục đích của các giải pháp xử lý nền để nhằm cải thiện thành phần, trạng thái, và từ đó làm cho các tính chất cơ lý của đất nền đáp ứng được các yêu cầu về xây dựng.

 

 2. Nén chặt bằng phương pháp cơ học
 

Nhóm giải pháp nén chặt cơ học được phân thành nén chặt nông và nén chặt sâu. Nén chặt nông bao gồm: đầm chặt, cố kết động, đệm cát. Nén chặt sâu bao gồm: cọc cát, cọc tre, trụ đá, sử dụng năng lượng nổ.

+Đầm nén chặt nông, thường dùng các loại xe lu, đầm xung kích hoặc tấm rung. Có thể nén chặt được đất ít ẩm và ẩm (hệ số bão hoà nhỏ hơn 0,7). Không thể nén chặt được đất bão hoà nước,vì lực tác dụng nhanh khi đầm làm phát sinh áp lực lỗ rỗng có trị số lớn; áp lực này không kịp tiêu tán và truyền cho đất (để thành áp lực có hiệu); phần đất ở dưới bàn nén trở lên mất ổn định

 

+Độ sâu nén chặt có hiệu quả thay đổi trong phạm vi khá rộng từ 0,1 ÷ 0,2m cho đến 2,7 ÷ 3,5m, tuỳ thuộc vào kiểu loại thiết bị sử dụng và loại đất. Việc đầm nén được tiến hành theo từng lớp; đất ở đáy mỗi lớp phải đạt độ chặt thiết kế. Thông thường đất được coi là đủ chặt, khi dung trọng đạt 1,6T/m3 đối với đất cát; 1,65 ÷ 1,75T/m3 đối với đất loại sét (cát pha sét, sét pha cát, và sét). 
 

+ Cố kết động là phương pháp tạo ra năng lượng xung kích cực lớn tác dụng trực tiếp lên bề mặt của đất yếu, bằng cách cho quả đầm có trọng lượng từ 10 đến 20 tấn (cá biệt đến 40 tấn) rơi tự do từ độ cao 10 ÷  20m (có khi từ 40m). Năng lượng xung kích này tạo ra các hiệu ứng của sóng ứng suất khác nhau, có tác dụng cải thiện các đặc trưng cơ lý của đất yếu.

 

+Phương pháp này do L.Menard đề xuất vào đầu những năm bảy mươi, cho phép gia cố cả đất dính bão hoà nước. Sau mỗi lần xung kích, quá trình gia cố còn tiếp diễn theo thời gian, tựa như quá trình nén cố kết. Vì vậy thuật ngữ “cố kết động” được gọi tên phương pháp này.Qúa trình gia cố đất bao gồm: hiệu ứng nén chặt, phá vỡ một số liên kết kiến trúc của đất, tái tạo và phát sinh liên kết mới.

+Những hiệu ứng trong đất dính bão hoà nước còn phức tạp hơn nhiều, nên vẫn còn đang được nghiên cứu tiếp. Tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này là rõ rệt: làm tăng khả năng chịu tải của đất 3 ÷ 5 lần, làm giảm độ lún (3 ÷ 10% chiều dày đất gia cố), khắc phục được đáng kể hiện tượng hoá lỏng của đất yếu trong vùng chịu ảnh hưởng của địa chấn.

 

+Để gia cố đất bằng phương pháp cố kết động, cần xác định một loạt thông số cơ bản theo công thức thực nghiệm; thống kê kinh nghiệm và kết quả thí nghiệm hiện trường; năng lượng cần thiết cho mỗi lần xung kích, kích thước và mạng lưới các điểm đầm, số lần xung kích tối thiểu cho mỗi đợt đầm và thời gian nghỉ cần thiết giữa hai đợt đầm kế tiếp.

+Các thông số đó liên quan chặt chẽ với loại đất, trạng thái và chiều dày tối thiểu của đất gia cố, trọng lượng và kích thước quả đầm v.v...

+ Phương pháp cố kết động được áp dụng khá rộng rãi trên thế giới để gia cố các loại đất bùn bồi tích để xây dựng các khu công nghiệp, nền đường, sân bãi, bến cảng v.v... Ở Việt nam phương pháp này lần đầu tiên đã được áp dụng vào năm 1986 để xử lý nền bùn dày 5 ÷ 6m trong khi xây dựng một toà nhà hai tầng tại Ngọc Khánh - Hà Nội.

 

+ Đệm cát là một lớp cát chọn lọc (hạt to, hạt vừa, chứa rất ít hạt bụi, hạt sét), được nén chặt tối đa, đắp trực tiếp lên mặt đất thiên nhiên, hoặc đắp sau khi vét lớp mặt, nhằm mục đích giảm độ lún của móng công trình và tăng độ ổn định của nó, phân bố lại ứng suất trong đất bên dưới đệm để san bằng lượng chênh lệch lún giữa các móng lân cận, giảm độ sâu đặt móng.

+Nhờ sự thoát nước ra của nước lỗ rỗng qua đệm cát, đất loại sét bão hoà nước phân bố bên dưới đệm cũng được củng cố một phần.

+ Chiều dày và chiều rộng lớp đệm phụ thuộc vào mục đích và tác dụng của nó (để giảm độ lún hay là để đảm bảo độ ổn định của móng). Trong thực tế xây dựng, đệm cát được thiết kế với chiều dày từ 0,5 đến 6,5m. Kích thước mặt bằng của đệm cát phải đảm bảo được sự ổn định của đất xung quanh đệm do tác dụng của ứng suất nằm ngang và các lực tiếp tuyến.

+Đệm cát phải tính toán ổn định trượt trong trường hợp có thể xảy ra.Nếu mục đích làm đệm cát để giảm độ lún của móng, thì chiều dày của đệm phải đảm bảo điều kiện: tổng độ lún của bản thân đệm và của các lớp đất yếu nằm dưới không vượt quá phạm vi cho phép.

+Khi đất yếu dày không quá 3m, kề dưới có đất tốt, nhưng lại chịu tác dụng của nước áp lực mạnh, phải dùng sỏi sạn thay cát để làm đệm. Sỏi sạn cũng phải được sắp xếp và đầm chặt đến mức tối đa.

XÂY NHÀ - MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÍ NỀN ĐẤT YẾU

XÂY NHÀ - MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÍ NỀN ĐẤT YẾU

 

XÂY NHÀ,SỬA NHÀ,THIẾT KẾ NHÀ Ở


 

 

1) Khi xây dựng công trình trên nền đất yếu,thường không thể dùng nền thiên nhiên được,vì hai trạng thái giới hạn của nền đều không thoả mãn: độ lún của móng lớn hơn độ lún cho phép, khả năng chịu tải của nền cũng không đảm bảo.Cần phải áp dụng các giải pháp xử lý nền hoặc móng,có khi phải tăng cường cả kết cấu bên trên

 

Theo bản chất, có thể chia các giải pháp xử lý nền thành ba nhóm: cơ học, vật lý và hoá học.
 

+ Các phương pháp cơ học ba gồm: đầm chặt (nông, sâu), nén rung, thay thế đất yếu bằng vật lệu bền hơn (đệm cát, sỏi, đất...) nén sâu bằng cọc cát, cọc tre, cọc vôi, trụ đá balat,năng lượng nổ v.v...
 

+ Các phương pháp vật lý, với mục đích là tạo điều kiện để cho đất được nén chặt
trước, bao gồm: hạ thấp mực nước ngầm và thoát nước thẳng đứng cho đất nền, chất tải trước, xử lý bằng điện thẩm v.v...

 

+ Các phương pháp hoá học còn gọi là hoá - lý bao gồm: phụt xi măng, phụt silicat,điện hoá, gia cố bằng phụt nhựa tổng hợp, phụt sét và bitum v.v...

+ Những giải pháp xử lý móng bao gồm: sử dụng móng cọc các loại, giếng chìm và các kiểu móng sâu khác.

+Những biện pháp xử lý, tăng cường phần kết cấu bên trên của công trình thường là: chọn kiểu kết cấu ít nhạy lún, làm khe lún, đai bê tông cốt thép; dành sẵn độ cao dự trữ bằng độ lún dự kiến; lựa chọn độ sâu đặt móng và kích thước móng thích hợp; thay vật liệu; ngăn ngừa nước dâng theo các khe hở mao dẫn trong đất; quy định nghiêm ngặt trình tự đào đắp,xây lắp.

 

* Chúng tôi chỉ đề cập đến một số giải pháp xử lý nền,và cũng chỉ nêu vắn tắt những vấn đề chính về một số giải pháp được áp dụng nhiều trong thực tiễn xây dựng ở Việt nam.Mục đích của các giải pháp xử lý nền để nhằm cải thiện thành phần, trạng thái, và từ đó làm cho các tính chất cơ lý của đất nền đáp ứng được các yêu cầu về xây dựng.

 

 2. Nén chặt bằng phương pháp cơ học
 

Nhóm giải pháp nén chặt cơ học được phân thành nén chặt nông và nén chặt sâu. Nén chặt nông bao gồm: đầm chặt, cố kết động, đệm cát. Nén chặt sâu bao gồm: cọc cát, cọc tre, trụ đá, sử dụng năng lượng nổ.

+Đầm nén chặt nông, thường dùng các loại xe lu, đầm xung kích hoặc tấm rung. Có thể nén chặt được đất ít ẩm và ẩm (hệ số bão hoà nhỏ hơn 0,7). Không thể nén chặt được đất bão hoà nước,vì lực tác dụng nhanh khi đầm làm phát sinh áp lực lỗ rỗng có trị số lớn; áp lực này không kịp tiêu tán và truyền cho đất (để thành áp lực có hiệu); phần đất ở dưới bàn nén trở lên mất ổn định

 

+Độ sâu nén chặt có hiệu quả thay đổi trong phạm vi khá rộng từ 0,1 ÷ 0,2m cho đến 2,7 ÷ 3,5m, tuỳ thuộc vào kiểu loại thiết bị sử dụng và loại đất. Việc đầm nén được tiến hành theo từng lớp; đất ở đáy mỗi lớp phải đạt độ chặt thiết kế. Thông thường đất được coi là đủ chặt, khi dung trọng đạt 1,6T/m3 đối với đất cát; 1,65 ÷ 1,75T/m3 đối với đất loại sét (cát pha sét, sét pha cát, và sét). 
 

+ Cố kết động là phương pháp tạo ra năng lượng xung kích cực lớn tác dụng trực tiếp lên bề mặt của đất yếu, bằng cách cho quả đầm có trọng lượng từ 10 đến 20 tấn (cá biệt đến 40 tấn) rơi tự do từ độ cao 10 ÷  20m (có khi từ 40m). Năng lượng xung kích này tạo ra các hiệu ứng của sóng ứng suất khác nhau, có tác dụng cải thiện các đặc trưng cơ lý của đất yếu.

 

+Phương pháp này do L.Menard đề xuất vào đầu những năm bảy mươi, cho phép gia cố cả đất dính bão hoà nước. Sau mỗi lần xung kích, quá trình gia cố còn tiếp diễn theo thời gian, tựa như quá trình nén cố kết. Vì vậy thuật ngữ “cố kết động” được gọi tên phương pháp này.Qúa trình gia cố đất bao gồm: hiệu ứng nén chặt, phá vỡ một số liên kết kiến trúc của đất, tái tạo và phát sinh liên kết mới.

+Những hiệu ứng trong đất dính bão hoà nước còn phức tạp hơn nhiều, nên vẫn còn đang được nghiên cứu tiếp. Tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này là rõ rệt: làm tăng khả năng chịu tải của đất 3 ÷ 5 lần, làm giảm độ lún (3 ÷ 10% chiều dày đất gia cố), khắc phục được đáng kể hiện tượng hoá lỏng của đất yếu trong vùng chịu ảnh hưởng của địa chấn.

 

+Để gia cố đất bằng phương pháp cố kết động, cần xác định một loạt thông số cơ bản theo công thức thực nghiệm; thống kê kinh nghiệm và kết quả thí nghiệm hiện trường; năng lượng cần thiết cho mỗi lần xung kích, kích thước và mạng lưới các điểm đầm, số lần xung kích tối thiểu cho mỗi đợt đầm và thời gian nghỉ cần thiết giữa hai đợt đầm kế tiếp.

+Các thông số đó liên quan chặt chẽ với loại đất, trạng thái và chiều dày tối thiểu của đất gia cố, trọng lượng và kích thước quả đầm v.v...

+ Phương pháp cố kết động được áp dụng khá rộng rãi trên thế giới để gia cố các loại đất bùn bồi tích để xây dựng các khu công nghiệp, nền đường, sân bãi, bến cảng v.v... Ở Việt nam phương pháp này lần đầu tiên đã được áp dụng vào năm 1986 để xử lý nền bùn dày 5 ÷ 6m trong khi xây dựng một toà nhà hai tầng tại Ngọc Khánh - Hà Nội.

 

+ Đệm cát là một lớp cát chọn lọc (hạt to, hạt vừa, chứa rất ít hạt bụi, hạt sét), được nén chặt tối đa, đắp trực tiếp lên mặt đất thiên nhiên, hoặc đắp sau khi vét lớp mặt, nhằm mục đích giảm độ lún của móng công trình và tăng độ ổn định của nó, phân bố lại ứng suất trong đất bên dưới đệm để san bằng lượng chênh lệch lún giữa các móng lân cận, giảm độ sâu đặt móng.

+Nhờ sự thoát nước ra của nước lỗ rỗng qua đệm cát, đất loại sét bão hoà nước phân bố bên dưới đệm cũng được củng cố một phần.

+ Chiều dày và chiều rộng lớp đệm phụ thuộc vào mục đích và tác dụng của nó (để giảm độ lún hay là để đảm bảo độ ổn định của móng). Trong thực tế xây dựng, đệm cát được thiết kế với chiều dày từ 0,5 đến 6,5m. Kích thước mặt bằng của đệm cát phải đảm bảo được sự ổn định của đất xung quanh đệm do tác dụng của ứng suất nằm ngang và các lực tiếp tuyến.

+Đệm cát phải tính toán ổn định trượt trong trường hợp có thể xảy ra.Nếu mục đích làm đệm cát để giảm độ lún của móng, thì chiều dày của đệm phải đảm bảo điều kiện: tổng độ lún của bản thân đệm và của các lớp đất yếu nằm dưới không vượt quá phạm vi cho phép.

+Khi đất yếu dày không quá 3m, kề dưới có đất tốt, nhưng lại chịu tác dụng của nước áp lực mạnh, phải dùng sỏi sạn thay cát để làm đệm. Sỏi sạn cũng phải được sắp xếp và đầm chặt đến mức tối đa.

XÂY NHÀ - MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÍ NỀN ĐẤT YẾU

Dự án liên quan

LƯU Ý TRƯỚC THI CÔNG XÂY NHÀ

Địa chỉ: tphcm

Diện tích: m2

THI CÔNG TẦNG HẦM

Địa chỉ: tphcm

Diện tích: m2

QUY TRÌNH XÂY NHÀ CHUYÊN NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO ?

Địa chỉ: xây nhà tphcm

Diện tích: m2

Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0908327229